Bỏ qua để đến Nội dung

Hệ thống truyền thanh thông minh: Giải pháp truyền thanh kỹ thuật số trên nền tảng 4.0

29 tháng 11, 2024 bởi
Hệ thống truyền thanh thông minh: Giải pháp truyền thanh kỹ thuật số trên nền tảng 4.0
Nguyễn Đức Đạt
| Chưa có bình luận

Hệ thống truyền thanh thông minh: Giải pháp truyền thanh kỹ thuật số trên nền tảng 4.0

Đài truyền thanh cơ sở là cánh tay nối dài của hệ thống đài phát thanh từ trung ương đến cơ sở, là con đường ngắn nhất để đưa thông tin đến người dân; đóng góp tích cực trong công tác truyền thông, tuyên truyền về các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của một bộ phận nhân dân nên việc xoá bỏ những tồn đọng của loa phường thế hệ cũ là điều nên làm của mọi địa phương.

Hệ thống truyền thanh thông minh là gì

Giải pháp Truyền thanh thông minh ra đời nhằm giải quyết bài toán truyền thông thông tin giữa chính quyền và người dân các địa phương, cung cấp thông tin hữu ích về lợi ích, chính sách, thiên tai, hỏa hoạn, tình huống khẩn cấp, v.v.

Giải pháp được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ 4.0 và triển khai trên hạ tầng điện toán đám mây nhằm thay thế và khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của giải pháp truyền thông có dây hay AM/ FM truyền thống như chi phí đầu tư, vận hành cao, không quản lý được thiết bị, phát thanh khó khăn, bất tiện, không lên lịch phát bản tin, nhiễu sóng, chồng chéo sóng FM.

Với việc ứng dụng công nghệ IP để truyền, nhận bản tin, công nghệ IoT để quản lý các thiết bị phát thanh, công nghệ AI Text-to-speech để chuyển đổi văn bản thành bản tin phát thanh cùng nhiều công nghệ tiên tiến khác, giờ đây các địa phương có thể dễ dàng phát thanh thông tin tới người dân bằng những thiết bị phổ biến như điện thoại, máy tính bảng, laptop, PC mọi lúc, mọi nơi.

Hệ thống truyền thanh thông minh có cho mình những lợi thế nào

Hệ thống Truyền thanh thông minh bao gồm nền tảng phần mềm quản lý truyền thông thông tin và hệ thống loa phát thanh ứng dụng công nghệ IOT nhằm mục tiêu quản lý hoạt động truyền thông tin tin, đồng bộ chỉ đạo, chính sách, thông tin từ cấp trung ương đến địa phương và đến từng người dân về các thông tin hữu ích chính sách, thiên tai, hỏa hoạn, tình huống khẩn cấp, v.v., cụ thể:

  • Hệ thống phần mềm quản lý thực hiện các nghiệp vụ quản lý bản tin, quản lý chương trình phát sóng, quản lý và số hóa dữ liệu văn bản thông tin, chuyển đổi từ văn bản sang giọng nói (Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI) để truyền thông thông tin đến các địa phương, người dân về thông tin từ các cấp; Hệ thống còn có thể biên tập lịch trình tự động các chương trình từ hệ thống phần mềm tới các điểm phát thanh tại các địa phương một cách trực tuyến và đồng bộ trên toàn tỉnh.
  • Thiết bị đầu cuối (bộ thu phát sóng) được tích hợp với các bộ loa phát thanh tại các địa điểm truyền thanh tại các cụm, các thôn, bản và kết nối trực tuyến đến phần mềm bằng công nghệ IOT và điện toán đám mây. Khi có các thông tin chỉ đạo, chính sách, bản tin thì hệ thống phần mềm đã có biên tập nội dung và phát sóng toàn bộ các nội dung trên cùng 1 thời điểm phát sóng các thông tin trên toàn bộ các địa bàn tỉnh để toàn bộ thông tin truyền tải từ chính quyền đến người dân được thông suốt.

Giải pháp được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ 4.0 và triển khai trên hạ tầng điện toán đám mây nhằm thay thế và khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của giải pháp truyền thông có dây hay AM/ FM truyền thống như chi phí đầu tư, vận hành cao, không quản lý được thiết bị, phát thanh khó khăn, bất tiện, không lên lịch phát bản tin, nhiễu sóng, chồng chéo sóng FM. Với việc ứng dụng công nghệ IP để truyền, nhận bản tin, công nghệ IoT để quản lý các thiết bị phát thanh, công nghệ AI Text-to-speech để chuyển đổi văn bản thành bản tin phát thanh cùng nhiều công nghệ tiên tiến khác, giờ đây các địa phương có thể dễ dàng phát thanh thông tin tới người dân bằng những thiết bị phổ biến như điện thoại, máy tính bảng, laptop, PC mọi lúc, mọi nơi.

Điều này cũng các địa phương loại bỏ hoàn toàn những nhược điểm từ hệ thống truyền thanh thế hệ cũ:

  • Cần nhiều cột ăng-ten thu phát sóng;
  • Cần đăng ký tần số FM;
  • Bị giới hạn khoảng cách truyền tín hiệu âm thanh;
  • Hệ thống được đầu tư từ lâu, nhanh xuống cấp;
  • Chi phí sửa chữa cao, cần nhiều nhân lực để vận hành;
  • Quá trình biên tập phức tạp, chất lượng âm thanh kém,...

Đó chỉ là một vài hạn chế tiêu biểu của hệ thống truyền thanh thế hệ cũ chính vì vậy, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền thanh cho đài truyền thanh cơ sở trên toàn tuyến là điều vô cùng cấp thiết. 

Thành phần của hệ thống truyền thanh thông minh

Một số thành phần của hệ thống truyền thanh thông minh AMZ 4.0 đặc biệt phải kể tới như:

  • Hệ thống quản trị, biên tập thông tin tập trung: Quản trị chung toàn hệ thống, quản lý các thiết bị truyền thông, quản lý tin tức, thông tin truyền thông,...
  • Mira (Mobile Information Radio Amplifier): Thiết bị phát thanh không dây, phục vụ phát tin nơi công cộng. Thiết bị này được sử dụng cho các huyện vùng sâu, vùng xa, có khả năng nhận thông tin từ website qua 3G/ 4G/ Internet, phát thanh tức thời hoặc phát thanh theo lịch.
  • mGateway: Thiết bị lắp đặt tại các hộ gia đình, phục vụ công tác phát tin truyền thanh tại các thành phố lớn hay các tòa nhà cao tầng. Ngoài ra mGateway còn là cổng kết nối, quản lý các thiết bị IoT thông minh trong các hộ gia đình.
  • Ứng dụng di động: Ứng dụng dành cho người dân nhằm mục đích cập nhật tin tức, sự kiện của địa phương: Nghe lại các thông báo được phát trên các thiết bị Mira, mGateway; Khảo sát ý kiến người dân; Quản lý thiết bị IoT của hộ gia đình; Tích hợp các dịch vụ công tiện ích thanh toán hoặc các dịch vụ khác cho các hộ gia đình. Hỗ trợ 2 nền tảng IOS và Android.


Hệ thống truyền thanh thông minh: Giải pháp truyền thanh kỹ thuật số trên nền tảng 4.0
Nguyễn Đức Đạt 29 tháng 11, 2024
Chia sẻ bài này
Lưu trữ
Đăng nhập để viết bình luận